NGÓN TAY BẬT (Trigger Finger)

Ngón tay bật (còn gọi là ngón tay lò xo hay ngón tay cò súng) hạn chế vận động ngón tay. Khi bạn cố gắng duỗi thẳng ngón tay, nó sẽ khóa hoặt thắt chặt trước khi bật ra thẳng. Ngón tay bật là một bệnh ảnh hưởng đến gân gập các ngón tay.

NGÓN TAY BẬT
(Trigger Finger)

Ngón tay bật (còn gọi là ngón tay lò xo hay ngón tay cò súng) hạn chế vận động ngón tay. Khi bạn cố gắng duỗi thẳng ngón tay, nó sẽ khóa hoặt thắt chặt trước khi bật ra thẳng.
Ngón tay bật là một bệnh ảnh hưởng đến gân gập các ngón tay.

Capture

Trong hình này, ngón tay của bệnh nhân bị kẹt cứng khi bệnh nhân cố gắng duỗi thẳng ngón tay

GIẢI PHẪU
Gân là mô kết nối giữa cơ với xương. Khi cơ co, gân sẽ kéo xương. Đây là những gì gây ra một số bộ phận của cơ thể di chuyển.
Các cơ làm gấp các ngón tay và ngón tay cái nằm ở cẳng tay, trên cổ tay. Gân gấp các ngón tay xuất phát từ cơ ở cẳng tay chạy qua cổ tay và gắn với các xương đốt ngón tay và ngón tay cái.
Những gân gập kiểm soát sự chuyển động của các ngón tay và ngón tay cái. Khi bạn gấp hoặc duỗi ngón tay, gân gập sẽ trượt thông qua một đường hầm, gọi là bao gân, và hệ thống ròng rọc. chúng giữ gân nằm sát xương và thẳng trục với xương.
MIÊU TẢ
Các gân gập có thể bị kích thích khi nó trượt trong bao gân. Và khi nó bị kích thích nhiều hơn, gân có thể dày lên và có thể tạo thành những nốt sần, làm cho gân trượt khó khăn.
Bao gân và các ròng rọc cũng có thể bị dầy lên, làm giảm khả năng đàn hồi và làm hẹp bao gân.
Nếu bạn bị ngón tay bật, gân gập bị mắc kẹt trong bao gân tại ròng rọc khi bạn cố gắng duỗi thẳng các ngón tay. Bạn có thể nghe tiếng pop khi gân trượt qua một khe hẹp và đột nhiên ngón tay duỗi thẳng ra.

tr2

Gân gập thường bị kẹt tại ròng rọc A1

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân bệnh ngón tay bật thường là vô căn. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gây bệnh.
– Ngón tay bật phổ biến ở nữ hơn nam.
– Bệnh thường phổ biến nhất ở những người có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
– Ngón tay bật xẩy ra phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường, thoái hóa khớp.
– Ngón tay bật có thể xảy ra sau các hoạt động căng bàn tay.

TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng của ngón tay bật thường bắt đầu mà không có bất kỳ chấn thương nào, các triệu chứng thường xuất hiện sau một quãng thời gian làm việc nặng bàn tay. Các triệu chứng bao gồm:
+ Cục u mềm trong lòng bàn tay.
+ Sưng tấy.
+ Cảm giác kẹt các ngón tay
+ Đau khi gấp hoặc duỗi thẳng các ngón tay.
Cứng khớp và kẹt gân thường nặng hơn sau thời gian tay không hoạt động chẳng hạn như sau khi thức vào buổi sáng. Các ngón tay sẽ nới lỏng lại sau khi bạn hoạt động bàn tay.
Thỉnh thoảng các khớp ngón tay bị biến dạng, trong một số trường hợp nặng, ngón tay không thể duỗi thẳng. Ngón tay bật có thể bị một ngón, hoặc nhiều ngón tay.
Khám bác sĩ
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào hỏi bệnh sử và khám bàn tay của bạn. Xquang và các xét nghiệm khác thường không cần thiết để chẩn đoán ngón tay bật

ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT

Nghỉ ngơi
Nếu các triệu chứng nhẹ, cho các ngón tay nghỉ ngơi có thể giải quyết được bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị bạn mang nẹp giữ các ngón tay ở vị trí trung tính.
Thuốc
Thuốc giảm đau, kháng viêm: chẳng hạn các thuốc kháng viêm NSAID, hay Acetaminophen có thể được sử dụng để làm giảm cơn đau.
Tiêm Corticoid
Bác sĩ có thể chọn tiêm một mũi corticoid- một loại thuốc chống viêm mạnh vào bao gân. Trong một số trường hợp triệu chứng giảm rõ rệt, nếu tái phát thì có thể tiêm thêm một mũi nữa. Nếu sau hai lần tiêm các triệu chứng không giảm thì nên cân nhắc việc phẫu thuật.
Tiêm thường khó điều trị dứt điểm bệnh nếu bạn bị ngón tay bật trong một thời gian dài, hoặc bạn có bệnh nội khoa kèm theo như tiểu đường, thoái hóa khớp.

TIÊM STEROID

Bác sĩ có thể chọn để tiêm một corticosteroid – một loại thuốc chống viêm mạnh mẽ – vào vỏ gân. Trong một số trường hợp, điều này cải thiện các vấn đề chỉ là tạm thời, và tiêm khác là cần thiết. Nếu hai mũi tiêm không giải quyết được vấn đề, phẫu thuật nên được xem xét.
Tiêm thường khó điều trị dứt điểm bệnh nếu bạn bị ngón tay bật trong một thời gian dài, hoặc bạn có bệnh nội khoa kèm theo như tiểu đường, thoái hóa khớp.

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Ngón tay bật không phải là một bệnh nguy hiểm. Chỉ định phẫu thuật dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, điều trị không phẫu thuật thất bại, ngón tay bị kẹt cứng không duỗi ra được.

PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT
Mục đích của phẫu thuật là mở rộng ròng rọc A1 để gân gập có thể trượt một cách dễ dàng hơn. Thủ thuật này có thể thực hiện tại cơ sở ngoại trú của bệnh viện ( phẫu thuật trong ngày). Có nghĩa là bạn không cần phải ở lại qua đêm tại bệnh viện.
Hầu hết mọi người được tiêm thuốc tê tại chỗ trước khi phẫu thuật.
Ca phẫu thuật được thực hiện bằng một đường rạch da nhỏ ở lòng bàn tay, bác sĩ sẽ bộc lộ ròng rọc A1, rồi tiến hành cắt ròng rọc A1 để gân được giải phóng và chuyển động dễ dàng.

tr3

Trong phẫu thuật, ròng rọc A1 được cắt

BIẾN CHỨNG
+ Giải phóng không hoàn toàn: do độ dày của bao gân nối với ròng rọc A1 có thể làm chíp hẹp bao gân gập.
+ Nhiễm trùng

PHỤC HỒI
Hầu hết ngón tay vận động dễ dàng ngay sau khi phẫu thuật.
Thường có đau nhẹ lòng bàn tay, thường xuyên nâng cao tay của bàn (trên tim) có thể làm giảm sưng và đau.
Hồi phục sau một tuần. Nhưng có thể mất 6 tháng để các triệu chứng sưng, và cứng ngón tay mất hoàn toàn.
Nếu ngón tay khá cứng trước phẫu thuật, thì tập vật lý trị liệu sau mổ sẽ hồi phục nhanh hơn.
Theo : Charles D. Jennings, MD;Colin F. Moseley, MD (USA)

VIET UC CLINIC

Địa chỉSố 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng