SƠ CỨU VẾT THƯƠNG ĐỨT LÌA CHI
Việc sơ cứu vết thương và bảo quản chi đứt lìa đúng cách là vô cùng quan trọng góp phần cho việc phẫu thuật khâu nối thành công chi đứt lìa.
VẾT THƯƠNG CHI ĐÚT LÌA
Một vết thương gây đứt lìa một phần hoặc toàn bộ chi có thể được nối lại bằng vi phẫu thuật.
Việc sơ cứu vết thương và bảo quản chi đứt lìa đúng cách là vô cùng quan trọng góp phần cho việc phẫu thuật khâu nối thành công chi đứt lìa.
Vết thương đứt lìa chi
Phẫu thuật cần gây mê, nên không được cho nạn nhân ăn hoặc uống.
Đưa nạn nhân và phần chi đứt lìa tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Sốc có thể xẩy ra, và cần được xử trí.
Bạn cần làm gì?
- Kiểm soát mất máu bằng cách ấn trực tiếp lên và nâng cao phân chi tổn thương trên mức tim của nạn nhân.
- Đặt một gạc vô khuẩn hoặc một tấm gạc sạch, không xơ lên trên vết thương và cố định bằng băng gạc. Xử trí nạn nhân khỏi sốc.
- Gọi cấp cứu 115 trợ giúp. Thông báo cho trung tâm cấp cứu về trường hợp nạn nhân bị đứt lìa chi, theo dõi và ghi lại dấu hiệu sinh tồn: nhịp thở, mạch, tri giác (phản ứng của nạn nhân) trong khi chờ đợi cấp cứu tới.
Bảo quản phần chi đứt lìa đúng cách:
Bước 1:
Rửa sạch bằng nước sôi để nguội, nước muối sinh lý nếu có; không được rửa bằng xà phòng hay hóa chất.
Bước 2:
Quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào một túi nhựa mỏng, buộc miệng túi lại.
Bước 3:
Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh hoặc đơn giản nhất là cho vào một túi nhựa khác chứa đá lạnh.
Bước 4:
Chuyển tất cả theo nạn nhân, tuyệt đối không để trực tiếp phần đứt lìa vào đá lạnh.
Ths.Bs. Lê Ngọc Tuấn
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM
VIET UC CLINIC
Địa chỉ: Số 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM
Xem thêm