SƠ CỨU VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU

Chảy máu lượng lớn rất nguy hiểm vì nếu chảy máu không cầm được sẽ dấn tới sốc và nạn nhân sẽ không còn phản ứng.

CHẢY MÁU NGOÀI NGHIÊM TRỌNG

Chảy máu lượng lớn rất nguy hiểm vì nếu chảy máu không cầm được sẽ dấn tới sốc và nạn nhân sẽ không còn phản ứng.

Máu chảy từ miệng hoặc mũi có thể ảnh hưởng tới đường thở, khi xử trí chảy máu mức độ nghiêm trọng, đầu tiên phải kiểm tra có dị vật nằm trong vết thương hay không.

Vết thương chảy máu

Nếu có dị vật thì không ấn trực tiếp vào dị vật làm tổn thương nặng thêm. Không cho nạn nhân ăn hoặc uống vì có thể cần gây mê sau đó.

Mục tiêu sơ cứu:

- Kiểm soát chảy máu

- Ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của sốc.

- Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

- Bố trí để nhanh chong vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện.

Bạn cần làm gì?

1. dùng ngón tay ấn trực tiếp lên vết thương qua một tấm gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch, không xơ. Nếu không có gạc, hướng dẫn nạn nhân tự ấn lên vết thương. Nếu có dị vật nằm trong vết thương, ấn vào hai phía của dị vật.

Đắp gạc vô khuẩn lên vết thương

 

2. Nhờ người hỗ trợ gọi cấp cứu 115.

Hướng dẫn người hỗ trợ miêu tả cho người điều xe cứu thương về vị trí chảy máu và mức độ chảy máu của nạn nhân.

3. giữ chặt tấm gạc bằng băng ép đủ chặt để duy trì lực ép, nhưng không quá chặt để tránh suy giảm tuần hoàn máu.

4. khi có dấu hiệu sốc, giúp nạn nhân nằm xuống một tấm thảm hoặc chăn nếu có sẵn, để giúp nạn nhân không bị lạnh. Nâng và đỡ chân nạn nhân cao hơn tim.

5. nếu máu thấm qua tấm gạc, dùng tấm gạc thứ 2 ép lên tấm gạc đầu. Nếu máu thấm qua tấm gạc thứ 2, bỏ cả hai tấm gạc đi và dùng một tấm mới, đảm bảo ép chính xác lên vị trí đang chảy máu.

Băng ép vết thương

6. Đỡ phần cơ thể bị thương bằng dải đeo hoặc băng gạc. cứ khoảng 10 phút kiểm tra tuần hoàn máu tại vùng bên dưới vị trí gạc. Nếu tuần hoàn máu bị suy giảm, nới lỏng gạc rồi băng lại.

7. theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn: nhịp thở, mạch máu và mức độ phản ứng trong khi chờ trợ giúp.

Trong trường hợp vết thương có dị vật

- Kiểm soát chảy máu bằng cách ấn chặt lên hai phía của dị vật để đẩy miệng vết thương sát vào nhau. Không ấn trực tiếp lên dị vật hoặc cố gắng lấy dị vật ra.

- Để bảo vệ vết thương, đắp một tấm gạc lên trên dị vật. Lót gạc đệm lên từng phía của dị vật, sau đó cẩn thận băng trùm lên dị vật và phần gạc đệm mà không ấn trực tiếp lên dị vật. Cứ 10 phút lại kiểm tra tuần hoàn máu ở vùng bên dưới vị trí gạc. Nếu tuần hoàn máu suy giảm, nới lỏng gạc rồi băng lại

- Gọi cấp cứu 115. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, mạch và mức độ phản ứng, trong khi chờ trợ giúp. Xử trí sốc nếu cần thiết.

Ths.Bs. Lê Ngọc Tuấn

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM

VIET UC CLINIC

Địa chỉSố 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng