ĐẠI CƯƠNG VỀ VẾT THƯƠNG
Tim và các mạch máu tạo nên hệ tuần hoàn. Cung cấp cho cơ thể dòng máu ổn định, mang oxy và chất dinh dưỡng tới các mô và mang đi các chất thải.
Máu được tuần hoàn trong cơ thể nhờ tim co bóp. Máu chảy trong mạng lưới gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Áp lực trong dòng máu động mạch gọi là huyết áp, huyết áp thay đổi phụ thuộc vào sức co bóp và chu kỳ tim.
Tim và các mạch máu tạo nên hệ tuần hoàn. Cung cấp cho cơ thể dòng máu ổn định, mang oxy và chất dinh dưỡng tới các mô và mang đi các chất thải.
Máu được tuần hoàn trong cơ thể nhờ tim co bóp. Máu chảy trong mạng lưới gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Áp lực trong dòng máu động mạch gọi là huyết áp, huyết áp thay đổi phụ thuộc vào sức co bóp và chu kỳ tim.
Giải phẫu tim
Thành phần của máu:
Trung bình cơ thể người trưởng thành có khoảng 6 lít máu, hoặc khoảng 1 lít máu cho mỗi 13kg trọng lượng cơ thể. Khoảng 55% thành phần của máu là huyết tương (dịch màu vàng, trong). Các loại tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu phân tán trong huyết tương, chiếm 45%.
Các tế bào máu:
Tế bào hồng cầu chứa hemoglobin, một chất màu đỏ cho phép tế bào này có khả năng vận chuyển oxy. Tế bào bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Tiểu cầu giúp máu đông lại
Tổn thương mạch máu
Khi mạch máu bị tổn thương, mạch máu sẽ co lại và một chuỗi các phản ứng hóa học diễn ra để tạo nên cục máu đông chặn vùng tổn thương lại. nếu tổn thương quá lớn có thể không kiểm soát được trước khi cục máu đông được hình thành dẫn đến mất máu nhiều và có thể dẫn đến sốc.
Các loại chảy máu
Chảy máu được phân loại theo nhóm mạch máu tổn thương
Hệ tuần hoàn
- Chảy máu động mạch
Động mạch đưa máu giàu oxy từ tim tới các tổ chức nhờ áp lực bơm từ tim.
+ Chảy máu nghiêm trọng
+ Máu phun theo từng nhịp đạp của tim
+ Thể tích máu tuần hoàn giảm đi nhanh chóng
- Chảy máu tĩnh mạch
Máu tĩnh mạch là máu đỏ thấm (do đã trao đổi oxy cho các mô)
+ Máu này chịu áp lực thấp hơn máu trong động mạch.
+ Thành tĩnh mạch có thể giãn rộng và khiến máu đọng lại bên trong tĩnh mạch nhiều (giãn tĩnh mạch).
+ Nếu một tĩnh mạch lớn hoặc tĩnh mạch giãn bị tổn thương thì lượng máu chảy ra rất nhiều, thể tích máu có thể giảm đi nhanh chóng.
- Chảy máu mao mạch
+ Lượng máu thường mất ít
+ Một cú va chạm nhẹ có thể làm vỡ các mao mạch dưới da, gây chảy máu vào mô (vết bầm)
- Vết thương lành lại như thế nào
Khi một mạch máu bị tổn thương, nó co lại (lòng mạch hẹp lại) để ngăn việc mất thêm máu. Các tế bào đặc hiệu của máu là tiểu cầu, các mô bị tổn thương tại vị trí vết thương sẽ khởi động một chuỗi các phản ứng hóa học để tạo ra một chiếc lưới. Chiếc lưỡi này gom những tế bào máu lại và tạo thành cục máu đông. Cục máu đông giải phóng một chất dịch là huyết thanh, chứa kháng thể và những tế bào đặc hiệu. Huyết thanh này có vai trò khởi động quá trình làm lành vết thương.
Ban đầu, cục máu đông là một khối như thạch. Các nguyên bào sợi hình thành một nút bên trong cục máu đông. Sau đó nút này khô đi và trở thành một mảng cứng đóng kín và bảo vệ vùng tổn thương cho tới khi lành hoàn toàn.
Các loại vết thương
- Vết thương nham nhở
+ Do vật tù hoạc lực xé gây nên các vét thương này
+ Tổng thương mô nhiều
+ Dễ nhiễm trùng
- Vết thương sắc gọn
+ Vết thương có bờ gọn, bề mặt sạch
+ Do vật sắc nhọn cắt
+ Có thể tổn thương thần kinh, mạch máu, gân
- Vết thương mài mòn (trầy da)
+ Vết thương nông, trong đó da bị trầy và mài mòn
+ Thường do trượt ngã hoặc do bỏng ma sát
+ Có thể có các dị vật nhỏ trong vết thương và có thể gây nhiễm trùng.
- Vết thương tụ máu (vết bầm)
+ Va chạm vật tù làm vỡ mao mạch dưới da
+ Vết bầm trên diện rộng và sưng có thể gợi ý tổn thương ở sâu hơn như gãy xương.
- Vết thương xuyên thấu
+ Thường do dẫm phải vật sắc nhọn hoặc bị kim đâm
+ Đường vào nhỏ nhưng gây tổn thương sâu
+ Tác nhân gây bệnh và bụi bẩm có thể thâm nhập sâu bên trong nên dễ gây nhiễm trùng.
- Vết thương do đâm
Là dạng vết thương cắt, rạch, đâm có chiều sâu do dụng cụ sắc hoặc có lưỡi, thường là dao, kéo, kiếm đâm vào cơ thể.
Vết thương này có thể làm tổn thương các tạng sâu, mạch máu lớn, gây chảy máu bên trong, nguy hiểm tính mạng. Cần xử trí cẩn thận.
- Vết thương hỏa khí (sung bắn)
Là loại vết thương do súng đạn hoặc những vật nhỏ bắn vào hoặc xuyên qua cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng bên trong, mang theo các mảnh quần áo hoặc các chất bẩn từ không khí.
+ Đường vào nhỏ, gọn
+ Đường ra thường lớn, nham nhở.
Ths.Bs. Lê Ngọc Tuấn
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM
VIET UC CLINIC
Địa chỉ: Số 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM
Xem thêm