SƠ CỨU SỐC
Sốc là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng xẩy ra khi hệ tuần hoàn (có chức năng đưa oxy tới các mô cơ thể và mang đi các chất thải) suy giảm chức năng, dẫn tới các cơ quan quan trọng như tim và não bị thiếu oxy. Tình trạng này cần được can thiệp cấp cứu ngay lập tức. Sốc có thể nặng thêm do sợ hãi và đau.
Sốc
Sốc là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng xẩy ra khi hệ tuần hoàn (có chức năng đưa oxy tới các mô cơ thể và mang đi các chất thải) suy giảm chức năng, dẫn tới các cơ quan quan trọng như tim và não bị thiếu oxy. Tình trạng này cần được can thiệp cấp cứu ngay lập tức. Sốc có thể nặng thêm do sợ hãi và đau.
Để giảm thiểu nguy cơ tiến triển của sốc bằng cách trấn an nạn nhân và giúp họ cảm thấy thoải mãi.
Nguyên nhất thường gặp nhất của sốc là mất nhiều máu. Nếu lượng máu mất đi vượt quá 1,2 lít, tương đương 1/5 thể tích máu bình thương, sẽ dẫn tới sốc. Mất máu nhiều như vaayuj có thể chảy máu bên ngoài cơ thể, chảy máu bên trong cơ thể, chảy máu vào khoang cơ thể hoặc chảy máu từ mạch máu bị tổn thương do gãy xương kín.
Việc mất đi các dịch khác trong cơ thể cũng có thể gây ra sốc. Các tình trạng khác cũng có thể gây mất lượng dịch lớn gồm tiêu chảy, nôn, tắc ruột và bỏng nghiêm trọng.
Ngoài ra, sốc cũng có thể xảy ra khi thể tích máu đủ nhưng tim không thể bơm máu đi quanh cơ thể, chẳng hạn do bệnh lý nặng của tim, cơn đau tim hoặc suy tim cấp. Các nguyên nhân khác của sốc như nhiễm trùng nặng (sốc nhiễm khuẩn), sốc phản vệ và chấn thương tủy sống (sốc thần kinh).
Dấu hiệu nhận biết
Khi bắt đầu có thể có
- Mạch nhanh
- Da xanh nhợt, lạnh, ẩm
- Vã mồ hôi
Khi sốc tiến triển
- Thở nhanh, nông
- Mạch yếu, mạch ở cổ tay có thể không bắt được.
- Da tím tái, nhất là mặt trong của môi, móng tay hoặc dái tai khi ấn vào sẽ không trở lại màu sắc ban đầu ngay.
- Mệt mỏi và choáng váng.
- Buồn nôn và có thể nôn
- Khát nước
Khi nguồn cung cấp oxy cho não giảm đi:
- Vật vã, kích động
- Ngáp và thở ngáp cá để lấy không khí
- Nạn nhân không còn phản ứng
- Cuối cùng, tim sẽ ngừng đập.
Đánh giá nạn nhân sốc liên quan đến chấn thương
Nhận biết sớm là bước đầu tiên trong việc kiểm soát sốc chấn thương. Lý tưởng nhất là sốc được nhân ra trước khi có tụt huyết áp. Biểu hiện lâm sàng của sốc chấn thương phụ thuộc vào tốc độ, thể tích và thời gian chảy máu, cơ địa của nạn nhân và sự hiện diện của các quá trình bệnh lý cấp tính khác như tràn khí màng phổi, thiếu máu cơ tim... Trong chấn thương nặng, nạn nhân thường có nhiều chấn thương phối hợp vào sự diễn tiến của sốc
Cần đánh giá theo nguên tắc ABCDE
Airway (đường thở)
Breathing (Hô hấp và thông khí)
Circulation (Tuần hoàn, kiểm soát chảy máu)
Disability (Thần kinh, vận động)
Exposure (Bộc lộ nạn nhân, tìm kiếm chấn thương, phòng hạ thân nhiệt)
Hình 1: Xác định nguyên nhân sốc
Bạn cần làm gì?
1. Xử trí mọi nguyên nhân có thể gây ra sốc mà bạn phát hiện ra được, ví dụ như chảy máu nghiêm trọng hoặc bỏng nghiêm trọng, Trấn an nạn nhân.
Hình 2: Kiểm tra lưu thông đường thở của nạn nhân
2. Giúp nạn nhân nằm xuống một tấm thảm hoặc chăn nếu có sẵn, giúp nạn nhân không bị lạnh. Nâng và đỡ chân nạn nhân cao hơn tim để tăng cường lượng máu tới các cơ quan quan trọng.
3. Gọi cấp cứu 115. Báo với trung tâm cấp cứu là bạn nghi ngờ có sốc.
4. Nới lỏng phần quần áo chật để hạn chế co thắt tại cổ, ngực và thắt lưng.
5. Giúp giữ ấm nạn nhân bằng cách dùng chăn hoặc áo choàng đắp lên vùng thân và chân.
6. Theo dõi và ghi lại các dấu hiệu sinh tồn:
Nhịp thở, mạch và mức độ phản ứng trong lúc chờ đợi cấp cứu đến.
Chú ý:
Không cho nạn nhân ăn hoặc uống vì có thể sẽ cần gây mê. Nếu nạn nhân kêu khát, hãy làm ẩm môi nạn nhân bằng 1 ít nước.
- Không được rời mắt khỏi nạn nhân, trừ phi bạn phải gọi người trợ giúp.
- Không làm ấm nạn nhân bằng chai nước nóng hoặc bất cứ nguồn nhiệt trực tiếp nào.
- Nếu nạn nhân đang mang thai sắp sinh, hãy giúp nạn nhân nằm nghiêng sang trái để hạn chế tình trạng thai cản trở máu về tim.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy khai thông đường thở và kiểm tra hô hấp cho nạn nhân và tiến hành hô hấp nhân tạo.
Hình 3: Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở hãy tiến hành hô hấp nhân tạo
Ths.Bs. Lê Ngọc Tuấn
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM
VIET UC CLINIC
Địa chỉ: Số 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM
Xem thêm