ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19

Các phương pháp điều trị được sử dụng cho COVID-19 phải do bệnh viện và cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép. Có những người đã bị tổn hại nghiêm trọng sau khi dùng các sản phẩm không được chấp thuận cho COVID-19, ngay cả các sản phẩm được chấp thuận hoặc kê toa cho các mục đích sử dụng khác.

ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19

(Theo hướng dẫn Bộ Y tế)

Các phương pháp điều trị được sử dụng cho COVID-19 phải do bệnh viện và cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép. Có những người đã bị tổn hại nghiêm trọng sau khi dùng các sản phẩm không được chấp thuận cho COVID-19, ngay cả các sản phẩm được chấp thuận hoặc kê toa cho các mục đích sử dụng khác.

Điều trị bên ngoài bệnh viện

- Sử dụng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm hạ sốt

- Uống nước hoặc nhận truyền dịch để bổ sung nước

- Nghỉ ngơi nhiều để giúp cơ thể chống lại vi-rút

Điều trị trong bệnh viện

- Làm chậm sự phát triển của vi-rút. Các loại thuốc kháng vi-rút giảm khả năng vi-rút nhân lên và lây lan qua cơ thể.

- Giảm phản ứng miễn dịch quá mức. Ở các bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng, hệ miễn dịch của cơ thể có thể phản ứng quá mức với mối đe dọa của vi-rút và làm cho bệnh nặng hơn. Tình trạng này có thể gây tổn thương cho các cơ quan và mô của cơ thể. Một số phương pháp điều trị có thể giúp giảm phản ứng miễn dịch quá mức.

- Điều trị biến chứng. COVID-19 có thể gây hại cho hủy tim, mạch máu, thận, não, da, mắt và các cơ quan tiêu hóa. Nó cũng có thể gây biến chứng. Tùy theo loại biến chứng mà có thể sử dụng biện pháp điều trị bổ sung cho những bệnh nhân nhập viện với triệu chứng nặng, như dùng thuốc làm loãng máu để phòng ngừa hoặc điều trị tụ máu.

- Hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thểHuyết tương từ những bệnh nhân đã hồi phục từ COVID-19-được gọi là huyết tương hồi phục có thể chứa kháng thể đối với vi-rút. Điều này có thể giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và đáp ứng hiệu quả hơn với vi-rút.

1. Nguyên tắc điều trị chung

- Phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo các mức độ nghiêm trọng của bệnh:

+ Các trường hợp bệnh nghi ngờ (có thể xem như tình trạng cấp cứu): cần được khám, theo dõi và cách ly ở khu riêng tại các cơ sở y tế, lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán xác định.

+ Trường hợp bệnh xác định cần được theo dõi và điều trị cách ly hoàn toàn.

+ Ca bệnh (F0) nhẹ hoặc không có triệu chứng (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ) điều trị tại các buồng bệnh thông thường…

+ Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) hoặc ca bệnh nhẹ ở người có các bệnh mạn tính hay người cao tuổi cần được điều trị tại các buồng bệnh hồi sức tích cực.

+ Ca bệnh nặng-nguy kịch: (suy hô hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan) cần được điều trị hồi sức tích cực.

- Do chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.

- Cá thể hóa các biện pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh nặng-nguy kịch.

- Có thể áp dụng một số phác đồ điều trị nghiên cứu được Bộ Y tế cho phép.

- Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.

2. Các biện pháp theo dõi và điều trị chung

- Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có).

- Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.

- Giữ ấm

- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

- Thận trọng khi truyền dịch cho người bệnh viêm phổi nhưng không có dấu hiệu của sốc.

- Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết. Với các người bệnh nặng

- nguy kịch, áp dụng hướng dẫn dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc đã ban hành.

- Hạ sốt nếu sốt cao, có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.

- Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.

- Đánh giá, điều trị, tiên lượng các tình trạng bệnh lý mãn tính kèm theo (nếu có).

- Tư vấn, hỗ trợ tâm lý, động viên người bệnh.

- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang và/hoặc CT phổi, đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh, 10 phát hiện các dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn để có các biện pháp can thiệp kịp thời.

- Tại các cơ sở điều trị cần có các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu tối thiểu: máy theo dõi độ bão hòa ô xy, hệ thống/bình cung cấp ô xy, thiết bị thở ô xy (gọng mũi, mask thông thường, mask có túi dự trữ), bóng, mặt nạ, và dụng cụ đặt ống nội khí quản phù hợp các lứa tuổi

*Theo hướng dẫn Bộ Y tế

VIET UC CLINIC

Địa chỉSố 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng