CẦN PHẢI LÀM GÌ NẾU BỊ BỆNH COVID-19
Nếu bị sốt, ho hoặc có các triệu chứng khác, có thể bạn đã mắc COVID-19. Hầu hết mọi người mắc bệnh nhẹ và có thể phục hồi tại nhà.
CẦN PHẢI LÀM GÌ NẾU BỊ BỆNH COVID-19
Nếu bị sốt, ho hoặc có các triệu chứng khác, có thể bạn đã mắc COVID-19. Hầu hết mọi người mắc bệnh nhẹ và có thể phục hồi tại nhà. Nếu bạn bị bệnh:
Theo dõi các triệu chứng của bạn.
Nếu bạn có dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp (bao gồm cả khó thở), gãy gọi cấp cứu 115
Các bước giúp ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19 nếu bạn bị bệnh
Nếu bạn mắc bệnh COVID-19 hoặc cho rằng bạn có thể đã mắc bệnh COVID-19, làm theo các bước dưới đây để chăm sóc bản thân và giúp bảo vệ những người khác trong nhà và cộng đồng của bạn.
Ở nhà trừ khi cần được chăm sóc y tế
- Ở nhà Hầu hết mọi người mắc COVID-19 bị bệnh nhẹ và có thể hồi phục tại nhà mà không cần chăm sóc y tế. Đừng rời khỏi nhà của bạn, ngoại trừ khi cần sự chăm sóc y tế. Đừng đến các khu vực công cộng.
- Chăm sóc bản thân. Nghỉ ngơi và uống nước thường xuyên. Dùng các loại thuốc không cần kê toa, chẳng hạn như acetaminophen, để giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
- Giữ liên lạc với bác sĩ của bạn. Gọi điện trước khi đến khám bệnh. Phải tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn bị khó thở, hoặc có các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu, hoặc nếu bạn nghĩ đó là một trường hợp cần cấp cứu.
- Tránh dùng giao thông công cộng, đi chung xe hoặc taxi.
Tách bản thân khỏi những người khác
Cố gắng ở trong phòng riêng và tránh xa người khác và thú cưng trong nhà bạn càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, bạn nên sử dụng phòng vệ sinh riêng. Nếu bạn cần ở gần người khác hoặc động vật trong hoặc ngoài nhà, hãy đeo khẩu trang.
Thông báo cho người thân biết rằng họ có thể đã phơi nhiễm với COVID-19. Người nhiễm bệnh có thể lây lan COVID-19 bắt đầu 48 giờ (hoặc 2 ngày) trước khi người đó có bất kỳ triệu chứng nào hoặc có xét nghiệm dương tính. Bằng việc thông báo cho những người liên hệ thân thiết với bạn biết rằng họ có thể đã phơi nhiễm với COVID-19, bạn đang giúp bảo vệ mọi người.
Theo dõi các triệu chứng của bạn
- Các triệu chứng của COVID-19 bao gồm sốt, ho hoặc các triệu chứng khác.
- Thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sở y tế địa phương. Cơ quan y tế địa phương sẽ đưa ra hướng dẫn cách kiểm tra các triệu chứng của bạn và báo cáo thông tin.
Thời điểm nên tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp
Tìm các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu của COVID-19. Nếu có người đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào trong số này, hãy tìm đến dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức:
- Khó thở
- Đau hoặc tức ngực thường xuyên
- Trạng thái lẫn lộn mới
- Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo
- Da, móng tay hoặc môi nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tùy vào tông da.
*Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện. Hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn về bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc đáng lo đối với bạn.
Gọi 115 hoặc gọi trước cho cơ sở cấp cứu địa phương: Thông báo cho nhân viên trực tổng đài rằng bạn đang tìm kiếm sự chăm sóc cho một người nhiễm hoặc có thể nhiễm COVID-19.
- Hãy gọi điện trước. Có thể hoãn hoặc thực hiện buổi khám định kỳ qua điện thoại hoặc dịch vụ y tế từ xa.
- Nếu bạn có một cuộc hẹn khám bệnh không thể hoãn lại, hãy gọi đến văn phòng bác sĩ của bạn để thông báo cho họ bạn đã mắc hoặc có thể mắc COVID-19. Việc này sẽ giúp phòng khám bảo vệ bản thân họ và các bệnh nhân khác.
- Nếu bạn có các triệu chứng COVID-19, hãy tiến hành xét nghiệm. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bạn hãy tránh xa người khác, kể cả giữ khoảng cách với người sống trong nhà.
- Bạn có thể truy cập trang web của sở y tế tỉnh, thành phố để tìm thông tin mới nhất tại địa phương về các địa điểm xét nghiệm.
Nếu bạn bị bệnh, hãy đeo khẩu trang che mũi và miệng
- Bạn nên đeo khẩu trang che mũi và miệng nếu bạn phải ở gần người khác hoặc động vật kể cả thú cưng (dù là ở trong nhà).
- Bạn không cần đeo khẩu trang nếu bạn ở một mình. Nếu bạn không thể đeo khẩu trang (ví dụ vì gặp vấn đề khi thở), hãy che miệng khi ho và hắt hơi theo một số cách khác. Cố gắng đứng cách xa người khác ít nhất là 2mét. Điều này sẽ giúp bảo vệ những người xung quanh bạn.
- Không nên đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, bất kỳ ai bị khó thở, hoặc bất kỳ ai không thể tự tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.
Lưu ý: Trong đại dịch COVID-19, khẩu trang cấp y tế dành riêng cho nhân viên y tế và một số người ứng phó đầu tiên.
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi
- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi.
- Vất khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác có lót bao rác.
- Rửa tay ngay lập tức bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy làm sạch tay bằng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.
Rửa tay thường xuyên
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; đi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
- Sử dụng dung dịch sát trùng tay nếu không có sẵn nước và xà phòng. Sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn ít nhất 60%, phủ kín tất cả các bề mặt của bàn tay và chà xát tay với nhau cho đến khi cảm thấy khô.
- Xà phòng và nước là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là khi tay bẩn rõ ràng.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch
Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân
- Không dùng chung bát đĩa, ly uống nước, cốc, dụng cụ ăn uống, khăn hoặc bộ trải giường với người khác trong nhà bạn.
- Rửa kỹ các đồ dùng này sau khi sử dụng bằng xà phòng và nước hoặc cho vào máy rửa chén.
Làm sạch tất cả các bề mặt "hay chạm vào" hàng ngày
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên trong "phòng bệnh" và phòng vệ sinh; đeo găng tay dùng một lần. Để người khác làm sạch và khử trùng các bề mặt ở những khu vực chung, nhưng bạn nên tự làm sạch phòng ngủ và phòng vệ sinh của mình, nếu có thể.
- Nếu một người chăm sóc hoặc người khác cần làm sạch và khử trùng phòng ngủ hoặc phòng vệ sinh của người bệnh, họ nên làm việc này chỉ khi cần thiết. Người chăm sóc/người khác nên đeo khẩu trang và găng tay dùng một lần trước khi vệ sinh. Họ nên chờ càng lâu càng tốt sau khi người bệnh đã sử dụng phòng vệ sinh, trước khi bước vào để làm sạch và sử dụng phòng vệ sinh.
Các bề mặt hay chạm vào bao gồm điện thoại, điều khiển từ xa, mặt bếp, mặt bàn, tay nắm cửa, đồ đạc trong phòng tắm, nhà vệ sinh, bàn phím, máy tính bảng và bàn cạnh giường ngủ.
- Làm sạch và khử trùng các khu vực có thể có máu, phân hoặc chất dịch cơ thể trên đó.
- Sử dụng chất tẩy rửa và chất khử trùng dùng trong gia đình. Làm sạch khu vực hoặc vật dụng bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa khác nếu bị bẩn. Sau đó, sử dụng chất khử trùng gia dụng.
- Hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn trên nhãn để đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả. Nhiều sản phẩm khuyên giữ cho bề mặt ẩm ướt trong vài phút để đảm bảo tiêu diệt vi trùng. Nhiều sản phẩm cũng khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa như đeo găng tay và đảm bảo bạn có thông gió tốt trong quá trình sử dụng các sản phẩm này.
- Sử dụng sản phẩm từ danh sách của Bộ y tế.
Khi nào bạn có thể ở gần người khác sau khi bị bệnh vì COVID-19
Việc quyết định thời điểm bạn có thể ở gần người khác sẽ không giống nhau tùy vào tình hình khác nhau. Tìm hiểu xem khi nào bạn có thể ngừng cách lý ở nhà một cách an toàn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thêm nào về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc sở y tế tỉnh hoặc thành phố của bạn.
*Theo CDC Mỹ
VIET UC CLINIC
Địa chỉ: Số 684/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM
Xem thêm